ĐIỀU TRỊ TỦY

Điều trị tủy là lấy bỏ phần tủy răng – một loại mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng sau khi chúng đã bị hủy hoại, bị bệnh hay chết, và trám bít lại bằng chất liệu nha khoa chuyên dụng. Điều trị tủy giúp giữ được răng bị tổn thương thay vì nhổ bỏ như trước đây. Một khi tủy đã bị nhiễm trùng hay đã chết, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến viêm quanh cuống, hình thành nang ở chóp chân răng trong xương hàm, tạo thành áp xe. Áp-xe có thể phá hủy cấu trúc xương quanh răng và gây đau nhức thậm trí là gây nhiễm trùng máu.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN LẤY TỦY RĂNG

  • Răng bị mẻ, vỡ lớn hoặc sâu răng làm lộ tủy, viêm tủy, nhiễm trùng.
  • Nhức răng âm ỉ với mức độ tăng dần và răng có thể hơi lung lay.
  • Răng bị đau hoặc nhói khi nhai, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh.
  • Đau nhức răng liên tục, lan đến đầu, nhất là về ban đêm, uống thuốc giảm đau cũng không hết đau. Sau một thời gian răng sẽ hết đau do tủy đã chết và hoại tử, tạo thành ổ nhiễm trùng có thể lan rộng trong xương. Trường hợp này bạn vẫn cần lấy tủy để làm sạch ổ nhiễm trùng, ngăn ngừa xương không bị phá hủy.
  • Xuất hiện mụn mủ trắng ở lợi gần chân răng, mụn này nổi lên rồi biến mất và sau đó cứ tái đi tái lại như thế. Mụn mủ không gây đau nhức nhưng rất hôi miệng do bị nhiễm trùng nên cần lấy tủy để loại bỏ ổ nhiễm trùng này.

 

CÁC BƯỚC ĐIỀU TRỊ TỦY

►Bước 1: Thăm khám, chụp phim

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát phần khoang miệng và chiếu chụp phần răng bị nghi là viêm tủy.

► Bước 2: Gây tê và đặt đế cao su

Gây tê để bệnh nhân không còn cảm giác đau đớn. Sau đó, đặt đế cao sau và việc đặt đế cao su là một khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình lấy tủy răng, vì thế mà việc lấy tủy cần phải tránh hóa chất từ thuốc bơm rửa cũng như dụng cụ làm rơi xuống đường tiêu hóa

► Bước 3: Mở tủy – lấy tủy – tạo hình ống tủy

Bác sĩ sẽ dùng mũi khoan và giũa để mở đường tủy và hút sạch phần tủy viêm bằng dụng cụ chuyên dụng.

► Bước 4: Trám ống tủy và hoàn thiện